Dinh Vạn Thủy Tú & Trường Dục Thanh Bình Thuận
Đến Du Lịch Phan Thiết, Quý khách thường ghé qua Dinh Vạ Thủy Tú - Nơi thờ bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam. Và Khu di tích Dục Thanh - Cảnh vật nơi đây vật đều mang ý nghĩa lịch sử và gây xúc động với mỗi người dân địa phương cũng như du khách bốn phương khi có dịp thăm trường xưa Bác dạy.
★ Đình Vạn Thủy Tú
- Đình Vạn Thủy Tú, nơi thờ bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam, tọa lạc tại đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP Phan Thiết. Đình Vạn Thủy Tú được dựng lên vào năm Nhâm Ngọ (1762), mặt hướng ra biển Đông. Kiến trúc đình nhỏ và bình thường như những đình làng khác ở miền Trung, nhưng bên trong có nhiều điểm khác biệt. Hương án chính giữa đình Vạn Thuỷ Tú thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thuỷ Long Thánh Phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái Hiệu tiên sư tôn thần. Cạnh chính điện còn có miếu thờ đức Quan Thánh.
- Được lập từ năm Nhâm Ngọ (1762), dinh toạ lạc tại đường Ngư Ông, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Với vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm, dinh Vạn Thuỷ Tú đã góp phần làm tăng thêm sức hấp dẫn của Phan Thiết.
- Theo truyền thuyết, sau khi xây xong dinh Vạn có một ông cá voi lớn dài 22 m, nặng 65 tấn trôi dạt vào bờ (phía trước dinh). Ngư dân phải mất mấy ngày để đưa ông vào mai táng trong dinh. Sau 3 năm, cốt ông được đưa vào thờ. Đến tháng 5/2003, bộ cốt cá ông lớn nhất Đông Nam Á này đã được phục chế và trưng bày tại đây.
- Ngoài ra, dinh Vạn Thuỷ Tú còn lưu giữ chiếc chuông đồng được đúc vào thời Vua Tự Đức (1872) và 24 điều sắc thần của các vị vua bằng giấy có niên đại hơn 150 năm.
★ Khu Di Tích Trường Dục Thanh:
- Trong những di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta có cả hệ thống những di tích lưu niệm về Người. Khu di tích Dục Thanh là một trong những di sản vô giá đó. Nơi đây, năm 1910 trên bước đường ra đi tìm đường cứu nước, ở tuổi 20 sôi nổi, đầy nhiệt huyết và ý chí quyết tâm cứu dân, cứu nước, Nguyễn Tất Thành với tư cách là người thầy giáo bằng tâm huyết, tình cảm của mình đã truyền đạt những kiến thức văn hóa và khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu dân tộc cho thế hệ trẻ.
- Được khởi công phục chế từ năm 1978 và khánh thành vào tháng 12/1980. Quần thể khu di tích Dục Thanh được bảo quản, tôn tạo như lúc thầy Thành dạy học. Ngôi trường xưa Bác dạy; nhà Ngư nơi Bác cùng ăn ở nội trú với các đồng nghiệp và học trò; ngôi nhà Ngọa Du Sào với những ngày đọc sách quên ăn, những buổi bàn luận về việc nước; nhà thờ cụ Nguyễn Thông - nhà thơ văn yêu nước, cây khế được thầy Thành chăm sóc; giếng nước nơi thầy Thành thường múc nước sinh hoạt và tưới cây trong vườn… tất cả đều gắn với những kỷ niệm sâu sắc về thời gian Người dạy học tại đây. Bên cạnh khu di tích là nhà trưng bày về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành vào dịp kỷ niệm 96 năm Ngày sinh của Bác (19/5/1986). Chính vì thế ngoài ý nghĩa lịch sử, quần thể Khu di tích Dục Thanh - Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận còn được xem như một trung tâm văn hóa chính trị của tỉnh. Là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Bình Thuận và là nơi hội tụ cho tất cả những ai hằng ngưỡng mộ và tôn kính vị Anh hùng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam Hồ Chí Minh.
- Mỗi di tích về Người có một nét đặc trưng riêng, phản ánh mỗi giai đoạn lịch sử trong cuộc đời của Bác. Khu di tích Dục Thanh hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến thời gian Người dạy học tại Trường Dục Thanh như: bộ ván Bác thường nằm nghỉ, án thư, tủ đựng đồ dùng cá nhân… Mỗi hiện vật đều mang ý nghĩa lịch sử và gây xúc động với mỗi người dân địa phương cũng như du khách bốn phương khi có dịp thăm trường xưa Bác dạy.