Rừng nguyên sinh Ông Đụng

Rừng nguyên sinh Ông Đụng

Rừng nguyên sinh Ông Đụng là bức tranh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và kỳ thú của Việt Nam. Tại đây còn có các di tích văn hóa cổ như các mộ táng cổ, các công cụ bằng đá, xương, kim loại... Du lịch Côn Đảo, thăm những khu rừng nguyên sinh Côn Đảo hứa hẹn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị và ấn tượng dành cho quý khách.


Rừng Ông Đụng nằm ngay trên đảo chính Côn Sơn -  Côn Đảo, cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 5km. Rừng Ông Đụng thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo - nơi rộng lên đến 6000 ha trên cạn và hơn 14 ngàn ha dưới biển được bao bọc đường hành lang biển rộng 4 km. Quần đảo bao gồm 3 hệ sinh thái: rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt, rừng đồi cát khô, rừng đước và rừng sau đước thuộc hệ sinh thái nhiệt đới hải đảo vô cùng đa dạng với hơn 1000 loài thực vật và 160 loài động vật.
 
Rừng Ông Đụng nhiều loài cây rừng với những rẽ cây ngoằn ngoèo cổ quái và hàng vạn viên đá cuội có hình dáng kỳ thú, ngỡ như lạc vào một khu rừng trong truyện cổ. Ở đây còn có những loài động vật chỉ sống ở Côn Đảo như: sóc mun, thạch sùng có cánh...

Những khảo sát sơ bộ cho thấy có khoảng 361 loài cây thuộc về 22 lớp, 71 họ, 191 giống đại diện cho vùng khu hậu Việt Nam. Trong đó có 26 loại cây lấy gỗ (Với nhiều loại cây gỗ qúi như: lát, quăng, sao, giáng hương...), và có 76 loại cây thuốc dân tộc.

Khu rừng có 100 loài chim và thú lưỡng cư thuộc 50 họ và 22 lớp: 18 loại động vật có vú; 62 loài chim; 19 loài bò sát; 6 loài ếch và 150 loại động vật thân mềm. Động vật quý có sac đen, sac da đỏ, sac bay, khỉ vàng, đại bàng biển, trăn…

Mối liên hệ của rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho sinh sản, ươm giống và bảo tồn các loài sinh vật biển. Vùng nước nông ven đảo cũng là nơi phân bố nhiều loài động vật quý như rùa biển, cá heo, bò biển (dugong)… Sự đa dạng sinh học của vùng biển Côn Đảo có ý nghĩa quốc gia về bảo tồn thiên nhiên biển ở Việt Nam.

Rạn san hô ở rừng nguyên sinh Côn Đảo còn giữ được những đặc tính đặc trưng cho vùng biển. Các nghiên cứu cho thấy san hô có độ phủ trung bình là 42,6%. Trong số rạn san hô nghiên cứu, có đến 74,2% san hô đạt độ phủ cao, chỉ có 2,8% thuộc loại phủ thấp. Mật độ cá rạn san hô ở những điểm nghiên cứu đạt trung bình 400 con/m2. Đây là giá trị rất cao so với các vùng biển ven bờ khác ở Việt Nam.

Hiện nay, Côn Đảo là vùng có nhiều rùa biển nhất ở Việt Nam, với hai loài thường gặp là đồi mồi và tráng đông. Có 17 bãi cát được ghi nhận là bãi đẻ của rùa, trong đó có đến bốn bãi được ghi nhận là có 1.000 rùa mẹ lên đẻ hàng năm. Rừng nguyên sinh Côn Đảo cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển (Dugong dugong) có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.

Những bãi biển của Hòn Bảy Cạnh, hòn Tre Lớn là nơi sinh đẻ của voọc và đồi mồi. Nhiều hang, vách đá của hòn Cau, hòn Tre Nhỏ, vịnh Đầm Tre… là nơi trú ngụ của chim yến. Khu rừng bảo tồn quốc gia Côn Đảo là bức tranh thu nhỏ, thiên nhiên rừng Việt Nam. Tại đây người ta đã bắt đầu phát hiện được những di tích lịch sử văn hoá cổ. Tương lai Côn Đảo đang được nghiên cứu hoạch định để trở thành một trong những trung tâm du lịch thiên nhiên hấp dẫn nhất vùng Đông Nam Á.

Đặt chương trình tour
 
Tên và tên:
Số điện thoại:
Đặt tour:
Yêu cầu tour:
 
 




Viết đánh giá

Đánh giá

 
 
 
Design and Develop by : LE DINH THANG Email: DinhThang90@Gmail.com

PageView: Online:

Phòng Nội Địa

Phòng quốc tế

Vé Máy Bay

1
CHAT FACEBOOK