Hòn Bảy Cạnh

Hòn Bảy Cạnh

Du Lịch Côn Đảo - Hòn Bảy Cạnh là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo, có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam. Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú.


★ Hòn Bảy Cạnh
* Hòn Bảy Cạnh là hòn đảo lớn thứ 2 trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo.
* Nằm ở phía Đông Côn Đảo, Hòn Bảy Cạnh được che phủ bởi rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn thuộc hệ sinh thái nhiệt đới hải đảo với 882 loài thực vật và gần 150 loài động vật. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội lặn biển để ngắm san hô, cá và các loài sinh vật biển khác sống trên các rặng san hô.
* San hô ở đây rất đa dạng chủng loại với san hô dạng phiến, dạng bàn, dạng cành, dạng khối đều thuộc Sách đỏ của Việt Nam. Ngoài ra, Hòn Bảy Cạnh còn có tài nguyên sinh vật biển phong phú với cá heo, rùa xanh, bò biển, ốc đá, trai tai tượng vảy, hải sâm, cá bướm, san hô não…
* Một đặc trưng của Hòn Bảy Cạnh chính là hệ sinh thái rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn Côn Đảo phân bố chủ yếu trên nền thổ nhưỡng san hô chết, cát, sét mềm. Đây cũng là điểm khác biệt của rừng ngập mặn Côn Đảo nên khi nước thủy triều rút, bạn vẫn có thể đi lại dễ dàng trong rừng, không bị sình lầy như các nơi khác.

★ Xem Vích đẻ trứng ở Hòn Bảy Cạnh 
* Hòn Bảy Cạnh được mệnh danh là “Đảo du lịch sinh thái bậc nhất Côn Đảo”. Cách biệt với thế giới sôi động bên ngoài, vừa hoang sơ vừa có biển xanh và nhiều san hô màu sắc, đây còn là nơi bảo tồn rùa biển lớn nhất Việt Nam.
* Thời gian sinh sản: Mùa sinh sản của rùa biển là khoảng tháng 4 - 10 nhưng cao điểm là tháng 7 – 9 hàng năm. Quý khách chỉ có thể ghé đảo 4 – 6 giờ hoặc ở lại qua đêm (chỉ được ở lại một đêm trên hòn Bảy Cạnh) để xem rùa đẻ trứng. Ban ngày tối đa 48 khách, ban đêm tối đa 24 khách cho mỗi lần.
* Trung bình, mỗi năm, có gần 400 cá thể rùa tới bãi cát thuộc khu vực Vườn Quốc gia Côn Đảo làm tổ đẻ trứng. Vích rất sợ ánh sáng, tiếng ồn nên thường đợi trời tối hẳn, thủy triều lên cao mới bắt đầu tìm nơi đẻ trứng. Vích đào cát thật sâu để bảo vệ tổ trứng. Vích mỗi lần đẻ đều trên dưới 100 trứng. “Vượt cạn” thành công, rùa mẹ nhanh chóng dùng hai chi sau lấp cát rồi di chuyển thật nhanh về phía biển. Trứng Vích ấp khoảng 45-60 ngày sẽ nở và những chú Vích nhỏ xinh rời khỏi cát ẩm tìm về với đại dương và bắt đầu một cuộc hành trình mới... Trong mùa rùa sinh sản, Bãi Cát Lớn trên hòn Bảy Cạnh là bãi biển có số lượng rùa lên bờ đẻ trứng nhiều nhất ở Côn Đảo, có khi lên tới 30 cá thể rùa mẹ lên bãi làm tổ và đẻ trứng. Một đêm du lịch Côn Đảo tại Hòn Bảy Cạnh sẽ là một trải nghiệm hết sức thú vị khi tận mắt chứng kiến những con Vích Chelonia mydas mà dân gian hay gọi là Vích hay Rùa xanh lên bãi biển làm ổ và đẻ trứng bên bờ biển.
* Sau khi rùa để trứng, anh lính kiểm lâm của Vườn Quốc gia Côn Đảo ghi lại số liệu kích thước mai và các chi của rùa mẹ vào sổ, và đào đất kiểm tra chất lượng trứng và dời tổ trứng rùa Vích từ sát mép biển lên vị trí cao ráo hơn để nước biển không làm thối trứng. Vì số lượng trứng rùa đẻ vào mùa cao điểm rất nhiều nên mỗi người kiểm lâm Côn Đảo được giao quản lý hàng trăm tổ trứng Vích. Các anh sẽ ấp trứng bằng ánh sáng trắng hoặc mái che nhằm giảm nhiệt độ nền cát.  Trứng Vích sau khi đẻ chưa hình thành phôi thai, vì thế, muốn cho ra rùa cái, chỉ cần đem trứng ấp vào hố có nhiệt độ cao (trên 32oC). Và trong điều kiện bảo quản trứng tuân thủ quy định nhiệt độ thấp hơn, rùa con khi nở sẽ mang giống đực. Việc can thiệp trực tiếp bằng nhiệt độ ấp cũng quyết định giới tính rùa con, góp phần cân bằng số lượng giữa hai giống đực - cái. Điều này khá quan trọng trong công tác bảo tồn Vích ở Côn Đảo bởi khi được phóng thích ra biển, tỷ lệ mất mát của Vích rất cao (tỷ lệ sống sót của rùa Vích con từ lúc về đại dương đến khi trưởng thành chỉ khoảng từ 1/1.000 đến 1/10.000). Trên mỗi tổ trứng đều được gắn thẻ theo dõi ngày ấp, ngày nở. Sau mỗi mùa, số lượng trứng nở thành công sẽ được thống kê đầy đủ rồi chuyển về báo cáo với Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Nhờ sở hữu những điều kiện thuận lợi về sinh thái cùng sự chăm sóc tích cực của lực lượng kiểm lâm nên mỗi năm, tại Côn Đảo có trên 50.000 rùa con được nở và trở về với biển.
* Cùng Du Lịch Hoàng Gia tham gia các Tour Du Lịch Côn Đảo và tới xem Vích đẻ trứng tại Hòn Bảy Cạnh, du khách sẽ được nhân viên kiểm lâm hướng dẫn xem Vích làm ổ đẻ trứng và tìm hiểu các tập tính của rùa biển. Không chỉ được tìm hiểu quy trình sinh sản, phát triển của Vích, bạn còn được tự tay thả những chú rùa con về với biển. Hấp dẫn không kém, du khách còn được khám phá hoạt động kiếm ăn của Cua Xe Tăng trong rừng ngập mặn ở Hòn Bảy Cạnh. Cua Xe tăng cũng rất nhát người. Nghe tiếng chân “khách” xào xạc trên thảm lá là trốn biệt. Cua xe tăng vừa bò nhanh vừa nấp kỹ, loài cua này giờ còn rất ít nên Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo cũng đang lên kế hoạch bảo tồn để duy trì giống trong tương lai.


Đặt chương trình tour
 
Tên và tên:
Số điện thoại:
Đặt tour:
Yêu cầu tour:
 
 




Viết đánh giá

Đánh giá

 
 
 
Design and Develop by : LE DINH THANG Email: DinhThang90@Gmail.com

PageView: Online:

Phòng Nội Địa

Phòng quốc tế

Vé Máy Bay

1
CHAT FACEBOOK