Nhà Tù Côn Đảo

Nhà Tù Côn Đảo

Hành trình tìm về cội nguồn và lịch sử kết hợp Du Lịch Côn Đảo - Đến thăm Nhà Tù Côn Đảo - nơi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, ghi dấu sự đấu tranh, ý chí kiên cường, bất khuất của những người chiến sĩ cộng sản.


Theo tạp chí du lịch Lonely Plannet (2013) Côn Đảo là một trong 9 hòn đảo bí ẩn nhất thế giới, với những nhà tù thực dân thời chiến, là địa chỉ có sức hút 'kỳ lạ' đối với du khách.

"Côn Lôn đi dễ khó về
Sống ngồi Phú Hải, chết về Hàng Keo"

Ngày 2-1-1862, ngay sau khi thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông thuộc Nam kỳ, Côn Đảo bắt đầu hình thành hệ thống nhà tù Côn Đảo tàn bạọ, để lưu đày, giam giữ những người chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ Sài Gòn cũ. Chúng cho xây dựng hàng trăm xà lim, phòng giam, phòng biệt lập trong các hệ thống Nhà tù Côn Đảo và ít nhất 18 sở tù để đày ải những người yêu nước và tù chính trị làm lao dịch khổ sai.

Hệ thống nhà tù Côn Đảo thời Pháp bao gồm các trại giam Bagne (Banh) I - hay còn gọi là Trại Phú Hải, Bagne II - Trại Phú Sơn, Bagne III - Trại Phú Thọ - Biệt lập chuồng gà, Bagne III phụ - Trại Phú Cường, Biệt Lập Chuồng Bò, Chuồng Cọp. Chính tại nhà tù Côn Đảo, thực dân Pháp đã giam cầm, xiềng xích, gông cùm và đủ các đòn tra tấn vô cùng tàn bạo để hòng dập tắt ý chí của các chiến sĩ cách mạng luôn mang trong mình ý chí đấu tranh vì độc lập tự do và giải phóng dân tộc. Khu biệt lập Chuồng Bò do thực dân Pháp xây dựng năm 1876, và được Mỹ mở rộng thêm vào năm 1963. Cao điểm nhất vào năm 1942, nhà tù Côn Đảo đã giam cầm, đày ải trên 4.400 chiến sĩ, sỹ phu, đảng viên yêu nước. Nhiều phòng giam lẽ ra chỉ giam cầm từ 40 - 50 tù nhân, nhưng chúng lại giam đến cả trăm người, có những người tù đã bị chết vì thiếu không khí.
 
Ở Banh II,  Banh III, Banh phụ III và Chuồng Cọp gồm hai dãy, mỗi dãy có 60 phòng giam nhỏ và buồng tắm nắng. Ở Chuồng Cọp, mỗi chuồng giam có những hàng song trần ở trên nóc chuồng giam, bên trên là lối đi dành cho cai ngục theo dõi tù nhân, họ coi người tù không khác gì thú vật, sẵn sàng cầm những chiếc gậy dài chọc xuống người tù. Khi tù nhân khát cai ngục sẽ đổ ào nước xuống buồng giam chật chội, bẩn thỉu. Hình phạt dành cho những ai có dấu hiệu phản đối là rắc vôi bột xuống mịt mù.

Người tù ở Côn Đảo không chỉ bị bỏ đói còn bị xiềng chân, tra tấn dã man, và lao dịch khổ sai như đập đá làm đường, xây dựng cầu tàu, đốn gỗ, xay lúa, lấy san hô nung vôi... Lao động vất vả như vậy nhưng chế độ ăn uống vô cùng kham khổ, thậm chí chúng trộn lẫn cơm cùng với cát, sạn, thóc, trấu mảnh sành. Lao động cực nhọc nguy hiểm, ăn uống kham khổ, và đòn roi hiểm độc đã làm hàng nghìn người tù chết ở Côn Đảo. Nhiều cuộc đấu tranh của những người tù Côn Đảo đã nổ ra để phản đối lại chính sách bạo tàn của thực dân Pháp. Những người tù đã bí mật thành lập chi bộ Đảng để tập hợp, lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị vô nhân đạo, biến nhà tù Côn Đảo thành trường học chủ nghĩa Cộng sản.

Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Côn Đảo, năm 1955, Mỹ ngụy tiếp quản Côn Đảo. Chúng xây dựng thêm 4 trại giam mới gồm Trại 5 (Trại Phú Phong); Trại 6 (Trại Phú An); Trại 7 (Trại Phú Bình - Chuồng Cọp kiểu Mỹ) và Trại 8 (Trại Phú Hưng). Mỗi trại tù có 2 dãy, mỗi dãy có 48 phòng giam biệt lập.
 
Những người tù bị chúng đưa về đây để tra xét tàn bạo với những công cụ tra tấn rùng rợn, phi nhân tính. Mỹ - Ngụy sử dụng các hình thức tâm lý chiến, tra tấn, nhục hình nhằm trấn áp cả thể xác lẫn tinh thần của người tù Côn Đảo. Chúng cho tù nhân vào thùng phi rồi đổ đầy nước lấy gậy đập mạnh phía ngoài thùng phi, chúng đánh đập, dùng điện gí vào tai, nhốt người tù vào chuồng cọp, rải vôi sống, cho phơi nắng, phơi sương nhiều tuần liền, ngâm tù nhân vào trong hầm phân bò...

Những ngày của tháng 4 -1975, trong không khí của cuộc tổng tiến công nổi dậy giải phóng hoàn toàn đất nước, tất cả quần chúng nhân dân yêu nước và các tù nhân tại nhà tù Côn Đảo đã đứng lên giải phóng đảo, chấm dứt 113 năm lao tù. Sự dã man của nhà tù Côn Đảo phần nào được thể hiện qua việc qua tháng 5/2012 khi nhà tù Côn Đảo được công nhận kỷ lục Guiness châu Á về “Hệ thống di tích lịch sử nhà tù trên đảo lớn nhất”.

Ngày nay, Côn Đảo giờ đây là một quần đảo thiên đường với vẻ đẹp quyến rũ, bí ẩn nhất Thế giới đi từ một "địa ngục trần gian". Các trại trong hệ thống nhà tù Côn Đảo vẫn còn đó với 9 trại tù Trại Phú Hải, Trại Phú Sơn, Trại Phú Thọ, Trại Phú Tường, Chuồng Cọp Pháp, Khu biệt lập Chuồng Bò, Trại Phú Phong, Trại Phú An, Chuồng Cọp Mỹ, và Trại Phú Hưng. Hệ thống nhà tù Côn Đảo được mở cho công chúng đến tham quan như là một bảo tàng nhỏ để khách du lịch Côn Đảo tìm về với lịch sử của hòn đảo này. Đó là những chứng tích, là lời tố cáo về tội ác của các thế lực xâm lược Việt Nam suốt 113 năm. Lịch sử đã qua đi để đến hôm nay, lớp lớp người Việt Nam khi nhắc đến Côn Đảo, ai cũng phải thổn thức, muốn được đến Côn Đảo một lần để tận mắt chứng kiến và cảm nhận những mất mát đau thương của hơn 20.000 chiến sĩ kiên cường yêu nước đã vĩnh viễn nằm lại Côn Đảo.

Hệ thống nhà tù Côn Đảo chính là dấu ấn về tội ác tày trời của chế độ thực dân trong suốt 113 năm ròng rã (1862-1975). Nhưng đó cũng là bằng chứng cho tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất, ý chí vì độc lập tự do dân tộc của các chiến sĩ cộng sản, của con người Việt Nam yêu nước. Cầu tàu 914 (có ít nhất 914 người chết khi xây dựng cầu tàu này), nghĩa trang Hàng Keo, Nghĩa Trang Hàng Dương, mộ chị Võ Thị Sáu, cầu Ma Thiên Lãnh… là những địa danh lịch sử ghi dấu bao thăng trầm của chiến tranh. Ngày 10-05-2012, với những giá trị văn hóa, lịch sử to lớn, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo là Di tích quốc gia đặc biệt.

Côn Đảo hôm nay là nơi mang tâm nguyện hướng thiện, cầu an lành cho biển đảo, cầu siêu, thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ đối với những anh hùng liệt sĩ kiên cường yêu nước. Bạn có thể dễ dàng đặt vé máy bay, hoặc vé tàu đi Côn Đảo, hoặc các tour Côn Đảo. Du lịch Côn Đảo không chỉ là điểm đến không thể bỏ qua để thư giãn với thảm động thực vật phong phú, với sóng và gió biển, đó còn là tìm về với dòng lịch sử hào hùng, bất khuất của dân tộc được thể hiện rõ nhất qua hệ thống di tích nhà tù Côn Đảo kiểu Pháp, Mỹ.

Đặt chương trình tour
 
Tên và tên:
Số điện thoại:
Đặt tour:
Yêu cầu tour:
 
 




Viết đánh giá

Đánh giá

 
 
 
Design and Develop by : LE DINH THANG Email: DinhThang90@Gmail.com

PageView: Online:

Phòng Nội Địa

Phòng quốc tế

Vé Máy Bay

1
CHAT FACEBOOK