Núi Minh Đạm

Núi Minh Đạm

★ Núi Minh Đạm: Địa danh căn cứ cách mạng
Khu căn cứ cách mạng Minh Đạm đã được Bộ Văn Hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và trở thành điểm tham quan du lịch về nguồn lý tưởng cho bao du khách. Nơi đây còn là chốn dừng chân bình yên mà bạn có thể kết hợp nó với tour du lịch biển Long Hải để thỏa sức vẫy vùng trong làn nước biển xanh trong vắt.


Cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 150km, cách TX.Bà Rịa khoảng 30km, là một điểm du lịch sinh thái, điểm về nguồn lý tưởng: Núi Minh Đạm.

Núi Minh Đạm gồm nhiều núi có tên gọi riêng đó là núi Đá Dựng, Hòn Thung, núi Ngang, núi Điện Bà, núi Châu Viên và núi Trương Phi (còn gọi là núi Thùy Vân hay núi Kỳ Vân). Những ngọn núi trên hợp thành dãy Châu Long - Châu Viên. Đây là nơi có rừng cây um tùm, nhiều hang đá và là căn cứ kháng chiến của quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Đường leo núi Minh Đạm
★ Từ thị xã Bà Rịa, đi về hướng biển Long Hải chừng 30km, du khách sẽ gặp dãy núi có tên Minh. Núi Minh Đạm cao trung bình khoảng 200m (ngày xưa núi có tên là Châu Long và Châu Viên).
 
★ Năm 1948, để nhớ ơn hai vị Bí thư và Phó bí thư huyện Long Điền là Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm đã anh dũng hy sinh dưới chân núi, nên người dân đã đặt tên núi là Minh Đạm. Minh Đạm còn là tên gọi căn cứ kháng chiến của quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Núi Minh Đạm có rừng cây um tùm xanh tươi. Trên núi có nhiều hang đá là nơi ăn ở, sinh hoạt, làm việc an toàn cho cán bộ, bộ đội. Mỗi hang đá mang tên của đơn vị đóng quân như: hang Huyện ủy, hang Quân y, hang Quân giới...

★ Sườn núi phủ đầy cây rừng rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài. Do vi trí chiến lược quan trọng, địa hình hiểm trở nên từ năm 1948 đến đầu năm 1975 Tỉnh ủy Bà Rịa - Long Khánh đã xây dựng tại đây căn cứ kháng chiến. Giữa vòng vây quân địch, Minh Đạm vẫn đứng vững trước sự tàn phá hủy diệt bằng đủ loại vũ khí tối tân, nuôi dưỡng lực lượng cách mạng trưởng thành, thắp sáng niêm tin thắng lợi trong nhân dân.
 
★ Cổng vào khu di tích Minh Đạm
Từ chân núi, một con đường trải nhựa ngoằn ngoèo đưa du khách lên tận đỉnh núi. Du khách sẽ ngỡ ngàng khi ở khoảng hai phần ba đoạn đường đèo, toàn cảnh biển Long Hải bao la, với khung cảnh biển một bên, núi đồi một bên thật hữu tình, thơ mộng hiện ra trong tầm mắt. Phía dưới là khu du lịch Thùy Dương và con đường nhựa uốn lượn dưới chân núi. Ôm lấy biển là rừng hoa anh đào đỏ thắm, tuyệt đẹp. Nhiều người thích chinh phục đỉnh núi bằng cách đi bộ, để được len lỏi dưới những tán cây, gộp đá, nghe tiếng chim kêu, tiếng suối chảy róc rách. Cái mệt nhọc dần tan biến sau khi bạn được rửa mặt, ngâm chân vào nước suối mát lạnh, tận hưởng bầu không khí trong lành của núi rừng. Năm 1993, Khu căn cứ Minh Đạm được Bộ Văn hóa - thông tin công nhận là Di tích lịch sử cách mạng. Minh Đạm hôm nay đã trở thành điểm du lịch khá lý tưởng cho nhiều loại hình du lịch: leo núi, dã ngoại sinh thái và đặc biệt là nơi tìm hiểu lịch sử cách mạng, giáo dục truyền thống cho các thế hệ học sinh, sinh viên...
 
Cổng đền thờ khu căn cứ Minh Đạm
Căn cứ Minh Đạm gồm bốn khu: Chùa Viên, Đá Chẻ, Chùa Giếng Gạch, Đá Chồng. Các hang trọng yếu, mà du khách cần tham quan đó là: hang Huyện ủy, hang Huyện đội, hang Quân y, hang Thị xã Cấp, hang Quân giới (Giếng Gạch), hang Binh vận, hang B2, hang xã Phước Hải.

+ Khu Đá chẻ:
Địa danh này được đặt ra vì đỉnh núi có tảng đá bị nứt dọc tựa như vết chẻ. Đây là nơi bám trụ của các cơ quan, đơn vị trọng yếu của huyện Long Đất. Các hang đá và địa điểm được gọi theo tên của đơn vị đóng quân tại đó như: hang Huyện ủy, hang B2, hang Huyện đội, hang Quân y, hang Quân giới và hang Tuyên huấn.

+ Khu chùa Giếng Gạch:
Ở độ cao 150m phía bắc núi Minh Đạm. Địa danh này mang tên một ngôi chùa cổ đã. Bị phá hủy hoàn toàn. Đây là nơi trú quân của huyện Long Đất bao gồm các hang Quận ủy, hang Quân nhu, hang Quân đội và hang Quân báo trung ương.

+ Khu Châu Viên:
Ở phía tây núi Minh Đạm, nơi trú chân của các Ban An ninh, anh tài, Quân y, và căn cứ bám trụ của xã Phước Hải, núi Ngãi trong một giai đoạn ngắn từ 1963 - 1964.
+ Khu Đá Giăng:
Nằm ở chân núi Minh Đạm. Lực lượng cách mạng các xã Phước Tỉnh, Long Điền, An Ngãi và Tam An đã xây dựng căn cứ bám trụ tại đây. Nay di tích này hâu như không còn. 
Khu căn cứ Minh Đạm đã được Bộ văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57/VHQĐ ngày 18 tháng 1 năm 1993.
 
★ Ngày nay núi Minh Đạm và Căn cứ Minh Đạm đang có sức hấp dẫn đối với du lịch. Nơi đây hàng ngày đã đón tiếp nhiều đoàn khách du lịch đến thăm lại chiến trường xưa và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi non hùng vĩ và bãi biển Long Hải, Thùy Vân, Kỳ Vân đầy chất thơ. 

★ Đến với căn cứ Minh Đạm, du khách có thể leo núi, len lỏi giữa rừng cây gộp đá, tham quan các di tích lịch sử, đùa giỡn với sóng biển tại bãi tắm Hàng Dương hoặc thả bộ theo con đường trải nhựa chạy dọc ven biển. Hai bên đường hoa anh đào, hoa mai tỏa hương thơm dịu ngọt. Thật là một chuyến tham quan du lịch bổ ích và lý thú.

★ Núi Minh Đạm còn là chốn dừng chân bình yên mà bạn có thể kết hợp nó với tour du lịch biển Vũng Tàu - Long Hải để thỏa sức vẫy vùng trong làn nước biển xanh trong vắt.

Viết đánh giá

Đánh giá

 
 
 
Design and Develop by : LE DINH THANG Email: DinhThang90@Gmail.com

PageView: Online:

Phòng Nội Địa

Phòng quốc tế

Vé Máy Bay

1
CHAT FACEBOOK