Lễ Cúng Dừa (Hội Thác Côn) - Sóc Trăng
Lễ Cúng dừa có rất nhiều tên gọi như lễ hội Thăk Kôông hay hội Thác Côn, đây là lễ hội truyền thống của tỉnh Sóc Trăng vào ngày rằm tháng hai hàng năm. Lễ hội được diễn ra tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Trong tiếng Khmer "thác côn” có nghĩa là "đạp cồng”, đây là một trong những sự tích từ xa xưa ở đây. Hội Thác Côn có tục lệ cúng những chiếc bình bông làm bằng dừa trái. Do nét độc đáo này mà người ta gọi đây là “lễ cúng dừa”.
Theo quan niệm của người dân, nước trong trái dừa tinh khiết trong lành là biểu thị cho sự may mắn, an lạc. Đây cũng là khoảng thời gian đầu mùa mưa nên hội này có ý nghĩa cầu bình an, mưa thuận gió hòa cho mùa màng tươi tốt. Không những thế, theo quan niệm của nhiều người đây còn là dịp lành để người dân xin Trời Phật ban cho sự ngọt ngào, làm ăn buôn bán phát đạt, con cháu hiếu thảo đối với bề trên.
Khởi Hành: theo yêu cầu đoàn
Phương Tiện: Xe tham quan
Lễ hội đua bò Bảy Núi, An Giang
Hội đua bò diễn ra vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (29/8 – 2/9) ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Khơ Me miền Tây Nam bộ.
Năm nào cũng vậy, hàng ngàn khán giả từ khắp các vùng miền, có cả du khách quốc tế náo nức chờ đón Hội đua bò Bảy núi. Ngày nay, Hội đua bò Bảy Núi được tổ chức ngày càng chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn trong lòng du khách, nhất là giới trẻ đam mê khám phá văn hóa địa phương. Hình ảnh những đôi bò “hăng máu” tranh đua quyết liệt đã trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của An Giang. Qua đó, văn hóa miền Tây và văn hóa đồng bào dân tộc Khmer được quảng bá rộng rãi đến với đông dảo du khách trong nước và quốc tế.
Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok
Lễ hội Ok Om Bok diễn ra vào giữa tháng 10 âm lịch, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Lễ hội nhằm bày tỏ lòng biết ơn thành kính đến thần Mặt Trăng, là vị thần bảo hộ mùa màng. Lễ hội diễn ra nhiều nơi nhưng quy mô nhất là ở Sóc Trăng và Trà Vinh. Trong lễ hội, nhiều nghi thức cúng bái được tổ chức ở nhà và tại chùa. Lễ vật cúng Trăng thường là nông sản mà họ thu hoạch được: chuối, dừa, khoai lang, khoai mì, cam, quýt, cốm dẹp,…Lễ vật được chuẩn bị sẵn, chờ đến khi trăng lên, gia chủ khấn vái, tạ ơn thần Mặt Trăng đã phù hộ một năm làm ăn tốt đẹp và cầu mong mùa mới thuận lợi.
Vào buổi xế chiều người dân ở Sóc Trăng thì đến hồ Nước Ngọt, còn ở Trà Vinh thì tập trung về Ao Bà Om tham dự lễ Cúng Trăng. Đêm hội diễn ra trong không khí náo nhiệt, đâu đâu cũng là người, tốp ngồi, tốp đứng, tốp thong thả dạo chơi, đồ vặt vật phẩm bày bán khắp nơi. Những nghệ sĩ không biết tên mải mê ứng khúc hát hát rô-băm, hát dù-kê, hát à-day hay múa lâm thôn, thi đấu cờ ốc, đấu võ, kéo co, đi cà khêu,… Nhộn nhịp, rộn ràng như thế khiến bao buồn phiền, lo toan đều tan biến mà hòa mình vào ngày hội lớn.
Tết Khơ Me Chol Chnam
Thmey Chol Chnam Thmey là ngày tết cổ truyền của đồng bào Khơ Me, diễn ra vào giữa tháng 4, kéo dài trong 3 ngày. Lúc này, người dân dọn dẹp, trang trí nhà cửa thật đẹp, chuẩn bị nhiều thức ăn, bánh trái, trẻ em thường được mua cho quần áo mới.
Ngày đầu tiên, mọi người mang lễ vật đến chùa để làm lễ rước đại lịch. Ngày thứ hai làm lễ dâng cơm sáng và trưa cho các nhà sư ở chùa và sau đó đắp núi cát theo 8 hướng để tìm duyên.
Ngày thứ ba là lễ tắm tượng Phật nhằm gột rửa những điều không may của năm cũ, chào đón năm mới an lành. Trong lễ hội Chol Chnam Thmey, mọi người cũng thường viếng thăm nhau nhưng các hoạt động chủ yếu vẫn diễn ra ở chùa.
Khởi Hành: theo yêu cầu đoàn
Phương Tiện: Xe tham quan