5 món ăn lạ miệng ở miền Tây sông nước Hậu Giang

5 món ăn lạ miệng ở miền Tây sông nước Hậu Giang

Ở nơi mà cuộc sống người dân được nuôi dưỡng từ nguồn năng lượng dồi dào của những dòng phù sa, văn hóa ẩm thực miền Tây cũng trở nên hiền hòa và phong phú lạ. Một lần nếm thử các món ngon miền Tây, trải nghiệm ẩm thực của thực khách dường như cũng được nâng lên một bậc. Cháo lòng Cái Tắc, đọt choại hay sỏi mầm là những món ăn sẽ để lại ấn tượng trong hành trình khám phá ẩm thực miền Tây của bạn.

Cháo lòng Cái Tắc  


Không chỉ nổi tiếng trong tỉnh, “tiếng thơm” của cháo lòng Cái Tắc còn được truyền khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cháo được nấu nhừ và lỏng. Vì người bán thường dùng vá để khuấy, huyết bên trong cũng tan ra thành từng miếng nhỏ, màu huyết quyện với cháo tạo nên màu trắng ngà.  Cái Tắc là thị trấn thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Nhiều quán cháo nằm sát nhau. Dù cách nấu hay gia giảm gia vị có khá nhau, hương vị của món ăn vẫn sẽ khiến bạn thích thú. 

Chả cá thác lác  


Được thiên nhiên ưu đãi, cá thác lác ở vùng Hậu Giang cho thịt ngon vượt trội. Nhờ đó mà món chả cá ở đây cũng chiếm được tình cảm của nhiều thực khách. Chả cá ngày nay vẫn được làm theo phương pháp thủ công. Sau khi mua những con cá mới đánh bắt về, người ta chế biến trong ngày. Miếng chả sẽ không thơm nếu sơ suất trong khâu chọn cá. Cá được lựa chọn là con mắt xanh, mang có màu đỏ tươi, thân cứng.  Bạn có thể thử món chả cá thác lác nấu bún, canh chua, chả cá chiên hoặc kho, lẩu chả cá thác lác với khổ qua hay canh rau cải với chả cá… Mỗi món sẽ đem lại vị khác nhau nhưng miếng chả dai, mềm vừa phải, có độ ngọt và giòn vẫn không mất đi.
 

Bún gỏi già  


Ngay từ miếng đầu tiên, thực khách sẽ cảm nhận được mùi vị đặc trưng của mắm cá linh. Ngoài ra còn vị béo bùi của dừa, chua nhè nhẹ của me kết hợp với chất ngọt của tôm đất. Không ít người nhầm món này với bún mắm vì nguyên liệu chính được dùng để nấu là mắm cá linh.  Nước lèo khi nấu phải có nước dừa, đường phèn để tạo độ ngọt mà không bị gắt. Một tô bún có giá từ 15.000 đồng. Khi ăn, bạn có thể cho thêm chút chanh, ớt bằm nếu thích. 

Sỏi mầm  


Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy cách bày trí của món ăn và liên tưởng đến món “mầm đá” trong truyện Trạng Quỳnh. Món ăn thường được phục vụ thành suất, bao gồm 4 viên sỏi đã được nung nóng, dùng để nướng chín thịt heo. Xung quanh là rau sống, cải bắp xắt nhỏ, ớt tươi, rau thơm. Thịt heo được xắt miếng mỏng, ướp sẵn gia vị và bày riêng. Khi ăn, bạn sẽ gắp thịt để lên hòn sỏi, đợi đến khi thịt chuyển màu vàng săn, dậy mùi thơm là dùng được. .

Đọt choại  


Là món rau dân dã ở Hậu Giang, đọt choại có lá xoăn tít, cuộn lại, vị ngọt nhẹ, thơm và giòn. Những bụi đọt choại có vòi dài, lá xoắn, chưa kịp bung ra mới ngon, thường được dùng để nhúng lẩu cá ngát, trộn nước mắm giấm tỏi, chấm nước tương, chao hoặc ăn sống, xào tép…  Các món ăn từ đọt choại thường xuất hiện trong bữa ăn của người dân miệt này. Rau đọt choại dễ úa nên ăn đến đâu người dân mới đi hái đến đó. Giá một bó nhỏ từ 10.000 đồng. 

Món ăn miền Tây dân dã là thế, mộc mạc chất phát như chính con người nơi đây vậy. Một lần nếm thử sẽ nhớ mãi không thôi!



Đặt chương trình tour
 
Tên và tên:
Số điện thoại:
Đặt tour:
Yêu cầu tour:
 
 




Viết đánh giá

Đánh giá

 
 
 
Design and Develop by : LE DINH THANG Email: DinhThang90@Gmail.com

PageView: Online:

Phòng Nội Địa

Phòng quốc tế

Vé Máy Bay

1
CHAT FACEBOOK