Chol Chnam Thmay - Lễ hội vào những ngày Tết của đất nước Campuchia

Chol Chnam Thmay - Lễ hội vào những ngày Tết của đất nước Campuchia

Hằng năm cứ vào tháng 4 dương lịch theo Phật Lịch Khmer, người dân Campuchia lại háo hức, phấn khởi chuẩn bị cho ngày hội Chol Chnam Thmay hay còn gọi là ngày Tết của quốc gia này. Lễ hội Chol Chnam Thmay diễn ra trùng với những ngày tết của các quốc gia Thái Lan, Lào, Myanma. Nó dần trở thành lễ hội truyền thống không thể thiếu vào những ngày đầu của năm mới, góp phần thu hút rất nhiều khách du lịch Campuchia vào thời điểm này.


☆ Lễ hội Chol Chnam Thmay được tổ chức vào tháng kiểm tra theo lịch Phật Giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch. Lễ hội thường diễn ra từ ngày 14 tháng 4 cho đến hết ngày 16 tháng 4, nếu là năm nhuần thì sẽ kéo dài thêm một ngày. Mỗi ngày của lễ hội đều mang một cái tên khác nhau, Moha Songkran là tên của ngày lễ đầu tiên, Wanabat hay Wonbof là tên được người dân đặt cho ngày lễ thứ hai, trong khi ngày thứ ba có tên là Tngai Laeung Saka, ngoài ra nếu lễ hội rơi vào năm nhuần thì ngày thứ 4 được gọi là wonbơf. Tết ở đất nước Campuchia không đơn thuần chỉ là thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, chúc nhau sức khỏe và các điều tốt lành hay tham gia những trò chơi thú vị mà còn là dịp để người dân nơi đây tưởng nhớ đến vị thần đã giúp đỡ, chăm lo cho cuộc sống hàng ngày của họ. Ngoài tín ngưỡng Phật Gíao thì người dân Campuchia còn tin răng mỗi năm có một vị thần (Têvôđa) được sai xuống trần gian để giúp đỡ người dân, hết năm lại về trời để cho vị thần khác hạ giới.
 Vào thời gian này, mọi gia đình đều chú trọng ăn mặc đẹp, trẻ con được ba me sắm cho những bộ quần áo mới. Nhà cửa được gia chủ sửa sang, dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị thức ăn đầy đủ, kể cả chuồng trâu, chuồng bò cũng phải rơm rạ đầy ắp. Đêm giao thừa, nhà nào cũng chuẩn bị lễ đưa tiễn vị thần Têvôđa cũ để và đón vị thần Têvôđa mới. Trên bàn thờ bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Ngoài ra, người dân còn làm đèn lồng đem thả trên mặt hồ, người dân quan niệm rằng đèn của nhà nào cháy suốt đêm thì nhà ấy mang năm mới sẽ gặp nhiều điều tốt lành
☆ Ngày Chôl Sankran Chmây là ngày lễ rước Đại lịch. Mọi người tắm gọi, mặc quần áo đẹp mang theo lễ vật như nhang, đèn, hoa quả vào giờ tốt để làm lễ rước Đại lịch. Các nhà sư sẽ làm lễ chúc tụng rắc nước thơm để xua đuổi tà ma, những điều không may mắn của năm cũ để cầu mong cho năm mới bình an, hạnh phúc. Ngoài ra, các gia đình còn tổ chức đi chúc tụng cha mẹ, ông bà để thể hiện lòng tôn kính
☆ Ngày thứ hai, Wanbat là ngày lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình sẽ làm cơm dâng cho các vị sư, sãi ở chùa vào buổi sáng và trưa. Trước khi dùng cơm,các nhà sư sẽ làm lễ chúc tụng cho các Phật tử  mang lễ vật đến, cầu chúc  những điều may mắn, ăn lành đến với họ vào năm mới. Buổi chiều là thời gian của lễ dắp núi cát để tìm phúc duyên.
☆ Ngày cuối cùng là ngày Tngai Laeung Saka. Vào buổi sáng Phật tử dâng cơm cho các nhà sư và tiếp tục thuyết pháp, nghe kinh. Chiều đến thì đốt đèn, nhang, dâng lễ Phật, mang nước có ướp hương thơm đến để tắm tượng phật nhằm tỏ lòng biết ơn Đức Phật, đồng thồi gột rửa hết những điều không may mắn đển bước sang một năm vạn nhự như ý, an khang thịnh vượng.
☆ Lễ hội ngày Tết ở Campuchia quả thật là đặt sắc. Hãy cùng Du lịch Hoàng Gia ghi lại nhựng khoảnh khắc đáng nhớ về lễ hội này và những địa điểm đáng chú ý của nơi đây khi du lịch Campuchia nhé.

Viết đánh giá

Đánh giá

 
 
 
Design and Develop by : LE DINH THANG Email: DinhThang90@Gmail.com

PageView: Online:

Phòng Nội Địa

Phòng quốc tế

Vé Máy Bay

1
CHAT FACEBOOK